
Ở nước ngoài, việc các quan chức từ chức khi để xảy ra "sự cố" trong các lĩnh vực hay địa phương mình phụ trách là chuyện bình thường, ví dụ ở Hàn quốc, Bộ trưởng bộ giao thông từ chức khí 1 cây cầu qua sông bị sụp đổ hoặc là việc Thủ tướng Hàn quốc từ chức vì đi chơi golf trong ngày nghỉ, nhưng lại có cuộc đình công lớn của công nhân . Vì sao lại như vậy? Ở tại nhiều nước, những nhân vật thường là rất có thế lực về kinh tế trước rồi mới tính chuyện bước lên vũ đài chính trị, ví dụ như thủ tướng Italy, thủ tướng Thái Lan... Làm chính trị của họ là một sự cống hiến, là nhu cầu tinh thần hơn là làm để hưởng bổng lộc, làm giàu cho bản thân và gia đình.Khi đã có 1 cơ sở kinh tế rất tốt làm hậu thuẫn, thì việc từ chức khi để xảy ra những vụ việc có liên quan đối với họ là rất dễ dàng .
Còn ở Việt Nam lại khác, rất nhiều người "làm kinh tế bằng chính trị", tức là sau khi bước lên vũ đài chính trị thì đời sống kinh tế của các vị đó và gia đình ngày càng giàu sụ một cách đáng ngờ . Quyền lợi do chức tước đem lại là rất lớn, cho nên việc tự nguyện từ chức là rất khó, bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều cán bộ trước khi làm quan họ không có trình độ chuyên môn nào nhất định mà chỉ có kỹ năng hoạt động chính trị, khi lên được vị trí cao hơn thì chỉ có kỹ năng làm quan . Nếu không làm quan chức thì khi ra ngoài anh không kiếm được việc làm vì không có chuyên môn, nếu từ chức thì lấy gì nuôi bản thân và gia đình . Người có trình độ chuyên môn giỏi không làm quan thì cũng sẽ có những việc làm tốt ,thu nhập cao .

( Nguyễn Đức Toàn - Minh hoạ sưu tầm ) )