Read more: http://forum.vietdesigner.net/threads/thu-thuat-chuyen-huong-ten-mien-blogspot-dang-http-ve-https.98793/#ixzz4DKtH4BX4

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Văn hóa từ chức .


Từ kì họp Quốc hội lần thứ 5, khóa XIII, tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn đến nay, cụm từ"Văn hóa từ chức" đã được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập thường xuyên và có rất nhiều ý kiến khác nhau . Theo mình, cụm từ"Văn hóa từ chức" áp dụng cho chúng ta hiện nay có vẻ không ổn, xưa nay từ "Văn hóa" được dùng cho những sự vật và hiện tượng mang tính truyền thống, nhân văn hay có giá trị lịch sử cần được bảo tồn, ví dụ như Văn hóa trống đồng,Văn hóa Óc eo,Văn hóa lúa nước,Văn hóa chính trị, Văn hóa tôn giáo..v.v.Còn việc từ chức của một ai đó thì có gì hay ho mà lại gọi là Văn hóa từ chức, nên chăng chúng ta nói thế này : "Người lãnh đạo có văn hóa nên từ chức khi cần thiết" có lẽ đúng hơn . Nhưng đó chẳng qua là ý của mình còn dư luận xã hội thì người ta vẫn cứ gọi là "Văn hóa từ chức"

Ở nước ngoài, việc các quan chức từ chức khi để xảy ra "sự cố" trong các lĩnh vực hay địa phương mình phụ trách là chuyện bình thường, ví dụ ở Hàn quốc, Bộ trưởng bộ giao thông từ chức khí 1 cây cầu qua sông bị sụp đổ hoặc là việc Thủ tướng Hàn quốc từ chức vì đi chơi golf trong ngày nghỉ, nhưng lại có cuộc đình công lớn của công nhân . Vì sao lại như vậy? Ở tại nhiều nước, những nhân vật thường là rất có thế lực về kinh tế trước rồi mới tính chuyện bước lên vũ đài chính trị, ví dụ như thủ tướng Italy, thủ tướng Thái Lan... Làm chính trị của họ là một sự cống hiến, là nhu cầu tinh thần hơn là làm để hưởng bổng lộc, làm giàu cho bản thân và gia đình.Khi đã có 1 cơ sở kinh tế rất tốt làm hậu thuẫn, thì việc từ chức khi để xảy ra những vụ việc có liên quan đối với họ là rất dễ dàng .

Còn ở Việt Nam lại khác, rất nhiều người "làm kinh tế bằng chính trị", tức là sau khi bước lên vũ đài chính trị thì đời sống kinh tế của các vị đó và gia đình ngày càng giàu sụ một cách đáng ngờ . Quyền lợi do chức tước đem lại là rất lớn, cho nên việc tự nguyện từ chức là rất khó, bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều cán bộ trước khi làm quan họ không có trình độ chuyên môn nào nhất định mà chỉ có kỹ năng hoạt động chính trị, khi lên được vị trí cao hơn thì chỉ có kỹ năng làm quan . Nếu không làm quan chức thì khi ra ngoài anh không kiếm được việc làm vì không có chuyên môn, nếu từ chức thì lấy gì nuôi bản thân và gia đình . Người có trình độ chuyên môn giỏi không làm quan thì cũng sẽ có những việc làm tốt ,thu nhập cao .

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh có nói "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" . Công việc muốn trôi chảy , muốn đạt hiệu quả cao, thì người cán bộ phụ trách cần phải có đủ "Tài, Đức" . Văn hóa từ chức là loại văn hóa của những người có chức ,có quyền . Họ được xã hội tôn trọng khi có nhân cách đạo đức tốt, biết lãnh đạo bằng tấm gương , Nếu không có nhân cách và gương mẫu thì không thể thuyết phục được mọi người , do vậy, để thực sự có văn hóa từ chức phải bắt đầu từ công tác cán bộ và làm thế nào để có văn hóa từ chức từ đội ngũ cán bộ hiện nay là việc của các cơ quan tổ chức cán bộ cần làm .

                           
                                          (  Nguyễn Đức Toàn - Minh hoạ sưu tầm ) )